Hướng dẫn xử lý hóa đơn chưa kê khai thuế bị mất

Hóa đơn chưa kê khai thuế

Việc xử lý mất hóa đơn đạt in đã mua của cơ quan thuế được quy định tại Điều 28, Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Doanh nghiệp nếu phát hiện mất hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo Mẫu số BC21/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày xảy ra việc mất hóa đơn.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Lưu ý: Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc. Cụ thể trong biên bản:

  • Ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào;
  • Ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản;
  • Người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua.

Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất hóa đơn.

>> Tham khảo: Nhóm mặt hàng nào được giảm thuế GTGT và không được giảm thuế GTGT?

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuế để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định.

Ngoài ra, theo Điều 26, Nghị định 1236/2020/NĐ-CP, mức phạt mất hóa đơn đầu ra áp dụng như sau:

Mức phạt cảnh cáo

Hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng với các hành vi:

Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, hóa đơn đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng minh giao dịch mua bán và có tình tiết giảm nhẹ.

Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn lập sai sót, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn đã lập sai, xóa bỏ.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Mức phạt tiền

Quy định phạt tiền theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP hiện có 3 mức chính như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, hóa đơn đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng minh giao dịch mua bán và có tình tiết giảm nhẹ.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu mắc phải một trong các hành vi:

- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập hóa đơn.

- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, hóa đơn đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng minh giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Lưu ý: Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.

>> Tham khảo: Mức phạt khi xuất hóa đơn sai thời điểm.

- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa thực hiện khai thuế.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ hai trường hợp đã áp dụng 2 mức phạt ở trên và trừ trường hợp bị phạt cảnh cáo nêu trên.

Mức phạt do lỗi của bên thứ ba

Trường hợp xảy ra mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ nhưng do lỗi của bên thứ ba thì tùy vào mối quan hệ liên đới giữa bên thứ ba và bên mua/bên bán để xử phạt:

+ Nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt;

+ Nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt.

Người bán hoặc người mua và bên thứ ba lập biên bản ghi nhận sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

Kết luận

Ngoài ra, để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét