Lập công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế thế nào?

Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế

Cưỡng chế hóa đơn là biện pháp cơ quan thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm thuế, căn cứ theo Thông tư 215/2013/TT-BTC. Cụ thể, người nộp thuế có một trong những hành vi dưới đây thì có thể bị cưỡng chế hóa đơn:

Có hành vi nợ tiền thuế, chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Bỏ trốn, tẩu tán tài sản trong khi đang nợ tiền thuế, tiền phạt hoặc chậm nộp tiền thuế.

Cố ý không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày có quyết định xử phạt.

Không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn quy định trên quyết định trong thời hạn 10 ngày.

Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế và các mẫu công văn khác nói chung cần đảm bảo các thể thức như sau:

Quốc hiệu và tiêu ngữ.

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

Số và ký hiệu của văn bản.

Địa danh và thời gian ban hành

>> Tham khảo: Kê khai thuế GTGT cho chi nhánh phụ thuộc như thế nào?

Tên loại công văn và trích yếu nội dung văn bản.

Nội dung văn bản.

Chữ ký, họ tên và chữ vụ người có thẩm quyền.

Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

Nơi nhận.

Cưỡng chế hóa đơn chính là một trong những biện pháp sẽ được Tổng cục Thuế áp dụng với tổ chức, doanh nghiệp nhằm xử lý trình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi. Điều này đã được Quốc Hội quy định rất rõ trong Luật Quản lý thuế.

Trong Thông tư số 215/2013/TT-BTC hướng dẫn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Bộ tài chính đã quy định rõ các biện pháp cưỡng chế thuế với tình các trường hợp nợ thuế, trong đó có cả cưỡng chế về hóa đơn. 

Cụ thể, tại Điều 3, Thông tư 215/2013/TT-BTC đã quy định các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

- Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, tức là sẽ tiến hành cưỡng chế hóa đơn.

- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

- Theo quy định, trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn nếu doanh nghiệp vẫn cố tình sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế, chẳng hạn như vẫn phát sinh giao dịch mua bán có xuất hóa đơn, thì các hóa đơn này được quy là hóa đơn bất hợp pháp.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét