Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ được quy định như sau:
Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
>> Tham khảo: Cấp mã hóa đơn điện tử với hộ kinh doanh.
- Dịch vụ theo định kỳ
Trong trường hợp cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định thì chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin.
- Hoạt động xây dựng, lắp đặt
Thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Bất động sản khi chưa chuyển quyền sở hữu, sử dụng
Ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.
- Bất động sản khi đã chuyển quyền sở hữu, sử dụng
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 68/2019/TT-BTC.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa trên Website
Chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.
Căn cứ theo Điểm c, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 126/20220/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế:
“Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh, Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.”
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Mặt khác, theo Khoản 3, Điều 206, Luật Doanh nghiệp năm 2020:
“Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.”
Một số trường hợp doanh nghiệp nhận được hóa đơn của các doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh thì phải xử lý như thế nào:
Hóa đơn phát sinh sau ngày tạm ngừng kinh doanh
Nếu hóa đơn phát sinh sau ngày tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp nhận hóa đơn sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
>> Tham khảo: Các quy định quan trọng về kiểm toán.
Hóa đơn phát sinh trước ngày tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp nhận hóa đơn cần kiểm tra, nếu doanh nghiệp bên bán cho giao dịch và có chứng từ hợp pháp, hóa đơn hợp lý, đầy đủ thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ.
Như vậy, theo các quy định trên đây, doanh nghiệp không được xuất hóa đơn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh. Doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện nghiệp vụ về hóa đơn và khi nhận hóa đơn mua vào để đảm bảo được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét