Những lưu ý khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử

Sử dụng hóa đơn điện tử.
Doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Bài viết tổng hợp một số lưu ý khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn giấy truyền thống.

1. Doanh nghiệp chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế như thế nào?

Khi sử dụng hóa đơn điện tử, người bán cần phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 68/2019/TT-BTC) theo đúng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT được Bộ Tài chính quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 68/2019/TT-BTC.

Ngoài ra, các trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không được quy định cụ thể thì sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn, người bán phải gửi hóa đơn cho người mua, đồng thời gửi nó cho cơ quan thuế.

>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Khi lập hóa đơn điện tử cần đảm bảo ngày ký và ngày lập phải trùng nhau

Nhiều người dùng vẫn thường thắc mắc: ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử khác nhau có được không? Câu trả lời chắc chắn là không.

Bởi, tại Điểm e, Khoản 1, Điều 3, Thông tư 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính đã khẳng định rằng ngày lập hóa đơn điện tử sẽ được xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn.

Như vậy, hóa đơn điện tử chỉ hợp pháp, hợp lệ chỉ khi ngày lập và ngày ký hóa đơn phải trùng khớp với nhau.

>> Tham khảo: Lợi ích của nộp thuế điện tử là gì?

Theo Thông tư 32/2011/TT-BTC thì hồ sơ này phải được gửi đến cơ quan Thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 05 ngày trước khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký thông báo phát hành.

Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTC quy định:

Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất hai (02) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn.

Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn, Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức kinh doanh thanh lý hợp đồng in khi đã lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn đối với hợp đồng đặt in hóa đơn không quy định thời hạn thanh lý hợp đồng (đối với hóa đơn đặt in) và không bị xử phạt.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

3. Doanh nghiệp được phép chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy

Dù hoàn toàn chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử song các doanh nghiệp vẫn được pháp chuyển đổi bản hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy nhằm phục vụ mục đích lưu trữ hay chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Cụ thể, vấn đề này đã được quy định rõ tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC bởi Bộ Tài chính:

Người bán được phép chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của các hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông. 

Người bán chỉ được thực hiện việc chuyển đổi này duy nhất 01 lần. Chứng từ chuyển đổi này chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng theo đúng quy định của pháp luật.

>> Tham khảo: Hướng dẫn đọc hiểu báo cáo tài chính.

Người bán và người mua được phép tự ý chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy để phục vụ cho mục đích lưu trữ chứng từ kế toán, theo đúng quy định của Luật kế toán.

Khi này, các chứng từ chuyển đổi sẽ không có giá trị về mặt pháp lý.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét