Nộp thuế GTGT áp dụng với đối tượng nào?

Hướng dẫn nộp thuế GTGT.

Đối tượng chịu thuế GTGT là các hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, gồm cả các hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng tiêu dùng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam thông qua việc mua hàng hóa, dịch vụ với giá đã bao gồm thuế GTGT.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Đối tượng kê khai và nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT.

Luật Thuế giá trị gia tăng trước đây của Việt Nam quy định 4 mức thuế suất 0%, 5%, 10%, 20%, áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ. Trong đó, mức thuế 0% sẽ áp dụng cho nhóm hàng hóa xuất khẩu. Mức thuế 20% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như vàng, bạc, đá quý, dịch vụ môi giới,….

Tuy nhiên, ngày 11/1/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Theo đó, thuế GTGT được giảm 2% trong năm 2022 với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10% (tức là giảm còn 8%).

Tiếp đó, ngày 28/01/2022, Chính Phủ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15, trong đó có hướng dẫn giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Một số văn bản pháp luật về giảm thuế GTGT xuống 8% mà kế toán cần lưu ý:

Thông báo 27/TB-TCT về nâng cấp phần mềm về lập hóa đơn đáp ứng quy định giảm mức thuế suất giá trị gia tăng tại Nghị quyết 43/2022/QH15.

Công điện 01/CĐ-TCT về triển khai Nghị định hướng dẫn chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Công văn 370/TCHQ-TXNK thực hiện Nghị định 15/2022/NĐ-CP hướng dẫn danh mục hàng hóa không được giảm thuế GTGT và hướng dẫn khai báo trên hệ thống VNACCS/VCIS.

Công điện 02/CĐ-TCT về đẩy mạnh triển khai thực hiện giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

>> Tham khảo: Bản thể hiện hóa đơn điện tử được quy định thế nào?

Công văn 2688/BTC-TCT về thuế giá trị gia tăng tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp bao gồm:

Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT: Đối tượng áp dụng là đối với hoạt động mua, bán, chế biến vàng bạc, đá quý.

Phương pháp tính thuế trực tiếp trên doanh thu: Đối tượng gồm:

Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC và Điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp tại Khoản 3, Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC và Điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC.

>> Tham khảo: Hướng dẫn kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp.

Hộ, cá nhân kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp hoặc/và hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét