Hoá đơn là chứng từ thương mại thể hiện quan hệ mua bán, trao đổi giữa các chủ thể trong một nền kinh tế. Ban đầu hoá đơn chỉ có ý nghĩa giữa hai bên đối tác: người bán và người mua, có giá trị làm bằng chứng chứng nhận cho việc chuyển nhượng hàng hoá giữa hai bên.
Mọi việc tranh chấp trong mua bán hàng hoá hai bên tự giải quyết. Trong quá trình phát triển xã hội, hoá đơn được phổ biến dần trong một cộng đồng khi được cộng đồng chấp nhận một cách tự nguyện. Các cộng đồng có thể là các Phường hội hoặc các định chế làng, xã.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử.
Những tranh chấp trong việc mua bán hàng hoá được các cộng đồng xử lý trên cơ sở dân sự. Khi nhà nước tham dự vào quản lý mua bán hàng hoá và xử lý những tranh chấp về hàng hoá dựa trên pháp luật dân sự và hình sự thì hoá đơn được nhà nước quy định để làm căn cứ pháp lý chứng minh cho việc chuyển nhượng hàng hoá giữa các bên và làm căn cứ để xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người có hàng hoá.
Một số nhà nước khi áp dụng chế độ kế toán cho các hoạt động kinh doanh của các thực thể thường dựa vào hoá đơn để làm chứng từ gốc trong kế toán, nên trong trường hợp này hoá đơn còn có vai trò của một chứng từ kế toán.
Một số nhà nước khi áp dụng chế độ thuế khoá, để xác định doanh thu hay thu nhập tính thuế thường căn cứ vào hoá đơn để xác định, nên trong trường hợp này hoá đơn còn có vai trò của một chứng từ thuế.
>> Tham khảo: Quy định về hóa đơn điện tử đầu vào theo Nghị định 123 và Thông tư 78.
Trong một tương lai không xa của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoá đơn sẽ trở thành một chứng từ thương mại quốc tế thể hiện quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ trên toàn cầu và sẽ được các quốc gia công nhận trên cơ sở hiệp định cụ thể.(Như vé máy bay của Hiệp hội Hàng không Quốc tế-IATA hiện nay).
Biên bản xóa bỏ hóa đơn được lập khi hóa đơn xảy ra sai sót nhưng cụ thể là sai sót ra sao, trong trường hợp nào thì không phải ai cũng biết.
Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo ngay quy định tại Điều 20, Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 31/3/2014.
Cụ thể: “Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai.”
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Như vậy, các tổ chức, doanh nghiệp cần lập biên bản thu hồi, hay chính là biên bản xóa bỏ hóa đơn ở những trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Khi bên bán đã lập hóa đơn, đã giao hóa đơn cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa hay cung ứng dịch vụ.
– Trường hợp 2: Hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế.
Cũng giống như các biên bản khác, biên bản thu hồi hóa đơn cũng phải tuân theo những yêu cầu nội dung nhất định để đảm bảo tính hợp pháp:
– Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
– Ngày trên biên bản xóa bỏ hóa đơn và ngày trên hóa đơn mới phải trùng khớp với nhau.
>> Tham khảo: Hướng dẫn kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp.
– Nội dung biên bản xóa bỏ hóa đơn phải thể hiện được: Lý do thu hồi hóa đơn; thu hồi hóa đơn số… ngày/tháng/năm… ký hiệu…; xuất hóa đơn mới số…. ngày/tháng/năm… ký hiệu…
– Sau khi lập xong 2 bên mua và bán phải ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu vào biên bản xác nhận để xuất lại hóa đơn mới.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét