eTax Mobile là ứng dụng Thuế điện tử của Tổng cục Thuế cung cấp được cài đặt trên nền tảng thiết bị điện thoại di động hệ điều hành IOS hoặc Android (6.0 trở lên), cho phép cá nhân và hộ kinh doanh có thể tra cứu và nộp tờ khai đăng ký thuế mọi lúc, mọi nơi chỉ với thiết bị điện smartphone có kết nối mạng internet.
>> Tham khảo: Hủy hóa đơn điện tử cần tuân thủ quy định gì?
Để sử dụng ứng dụng eTax Mobile, bạn cần tải ứng dụng về máy và cài đặt trên thiết bị điện thoại di động của mình. Để tra cứu MST cá nhân trên ứng dụng bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bạn mở ứng dụng eTax Mobile đã cài đặt trên điện thoại di động;
Bước 2: Nhấn chọn “Tiện ích” sau đó bạn chọn “Tra cứu thông tin NNT”;
Bước 3: Nhập các thông tin cần thiết gồm: Mã số thuế cá nhân, loại giấy tờ (chọn “CCCD”) và điền số CMND/CCCD sau đó nhấn “Tra cứu” để xem kết quả.
Bước 4: Bạn xem mã số thuế cá nhân trong bảng kết quả tra cứu gồm có các thông tin về mã số thuế, tên người nộp thuế, cơ quan thuế, ngày cấp và trạng thái.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Khi được cấp và sử dụng mã số thuế, người nộp thuế cần lưu ý:
+ Người nộp thuế là cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
+ Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế.
+ Mã số thuế đã cấp là chỉ cấp duy nhất 1 lần, không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.
+ Sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế, mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác vẫn được giữ nguyên.
+ Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
>> Tham khảo: Ý nghĩa và cách tính lợi nhuận ròng.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 21, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 5, Điều 1, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012 quy định về thu nhập tính thuế, đồng thời theo Điều 1, Nghị quyết 954/2020/UBTVQH quy định về mức giảm trừ gia cảnh:
- Mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Khoản 1, Điều 19, Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13:
- Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng, tổng là 132 triệu đồng/năm.
- Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
- Mặt khác, theo Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC, người lao động không có người phụ thuộc thì mức nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo, các khoản miễn thuế.
Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng và có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, được sửa đổi bởi Khoản 1, Điều 1, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012, các khoản thu nhập dưới đây thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân:
- Tiền lương và các khoản thu nhập các có tính chất của tiền lương.
- Các khoản trợ cấp, phụ cấp, trừ các khoản sau:
- Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về chính sách ưu đãi đối với người có công với đất nước;
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với các công việc, ngành nghề hoặc môi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
>> Tham khảo: Mẫu hóa đơn thương mại thông dụng; Kiểm toán báo cáo tài chính.
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
- Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội;
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương theo quy định của Chính phủ.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét