Incoterms là viết tắt của từ International Commercial Terms trong tiếng Anh; thường được dịch sang tiếng Việt là điều kiện thương mại quốc tế hoặc tập quán thương mại quốc tế.
>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình thực hiện phương thức thanh toán LC trong xuất nhập khẩu.
Như vậy, Incoterms 2020 được hiều là điều kiện thương mại quốc tế (phiên bản năm 2020).
CIF là viết tắt của từ Cost, Insurance and Freight trong tiếng Anh. Như vậy, điều kiện CIF được hiểu là điều kiện tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí.
Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí có nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển giao khi hàng được giao lên tàu.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí, phí bảo hiểm và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa tới cảng đến quy định.
Người bán có nghĩa vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm những rủi ro của người mua nếu mất mát hư hỏng hàng hóa.
Điều kiện này có hai cảng quan trọng: (1) cảng đi nơi hàng hóa được giao lên trên tàu chuyên chở và (2) cảng đích.
>> Tham khảo: Khi nào lập hóa đơn thay thế?
Rủi ro chuyển từ người bán sang người mua khi người bán giao hàng cho người mua bằng việc đặt chúng lên trên tàu chuyên chở tại cảng đi hoặc mua hàng để giao như vậy.
Tuy nhiên, người bán sẽ còn chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng vận tải để đưa hàng hóa từ cảng đi đến cảng đích.
Lưu ý khi thỏa thuận điều khoản trong hợp đồng mua bán
- Điều kiện CIF có hai điểm tới hạn, vì rủi ro di chuyển và chi phí được phân chia ở hai nơi khác nhau. Trong khi hợp đồng luôn ghi rõ cảng đến thì nó lại có thể không chỉ rõ cảng xếp hàng - là nơi mà rủi ro di chuyển sang người mua. Nếu cảng gửi hàng có ý nghĩa đặc biệt với người mua, thì các bên nên quy định trong hợp đồng càng cụ thể càng tốt.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
- Các bên nên xác định càng cụ thể càng tốt địa điểm tại cảng đến đã thỏa thuận và chi phí cho đến địa điểm đó do người bán chịu. Người bán nên ký các hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm này. Nếu theo hợp đồng vận tải, người bán phải chịu các chi phí liên quan đến việc dỡ hàng tại địa điểm cảng đến thì người bán không có quyền đòi lại từ người mua trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, để quá trình khai hải quan được thuận tiện và nhanh chóng, quý doanh nghiệp có thể tìm hiểu về phần mềm ECUS được phát triển bởi công ty PTCN Thái Sơn.
Phần mềm khai báo Hải quan điện tử ECUS5VNACCS được thiết kế theo chuẩn mực của Hệ thống Hải quan điện tử hiện đại, đáp ứng đầy đủ các quy trình nghiệp vụ của hệ thống VNACCS/VCIS đã được Tổng cục Hải quan thẩm định, cấp chứng nhận đạt chuẩn và cho phép kết nối trao đổi thông tin với hệ thống VNACCS/VCIS theo công văn số 1120/CNTT-CNTT ngày 17/11/2015.
>> Tham khảo: Nhận diện rủi ro trong xuất nhập khẩu.
Phần mềm ECUS5VNACCS đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ về thông quan hàng hóa tự động và các nghiệp vụ mở rộng khác như thủ tục đăng ký danh mục miễn thuế; thủ tục áp dụng chung cả hàng mậu dịch và phi mậu dịch; thủ tục đơn giản đối với hàng hóa trị giá thấp; quản lý hàng hóa tạm nhập, tái xuất; các tiện ích đăng ký Giấy phép; chứng từ một cửa quốc gia; khai báo hơn 168 thủ tục trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Kết luận
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://ecus.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét