Tìm hiểu những khái niệm quan trọng về kế toán thuế

Kế toán thuế

Thông thường các doanh nghiệp sẽ có bộ phận kế toán để thực hiện công việc kế toán như thực hiện các thủ tục thuế và nghiệp vụ kế toán, hoàn thiện sổ sách kế toán, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thanh tra, quyết toán thuế.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế lập sai ngày thì xử lý thế nào?

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người làm kế toán thuế chưa có kinh nghiệm, thiếu cập nhật kiến thức pháp luật thuế,... dễ dẫn đến rủi ro, nên nhiều doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ kế toán thuế.

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Kế toán thuế có thể hiểu đó là việc thực hiện các công việc phục vụ cho nghĩa vụ khai báo và nộp thuế với nhà nước cho doanh nghiệp, giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được minh bạch và rõ ràng hơn, hạn chế những rủi ro về thuế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC, kỳ kế toán thuế được xác định theo năm dương lịch, gọi là năm kế toán, bao gồm 4 ký tự, cụ thể:

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

- Kỳ kế toán thuế được tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

- Kỳ kế toán thuế năm đầu tiên đối với đơn vị kế toán thuế mới thành lập được xác định từ đầu ngày quyết định thành lập mới, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đơn vị kế toán thuế có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

- Kỳ kế toán thuế cuối cùng của đơn vị kế toán thuế khi bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tính từ đầu ngày 01 tháng 01 năm dương lịch đến hết ngày trước ngày quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đơn vị kế toán thuế có hiệu lực.

- Thời gian của kỳ kế toán thuế năm đầu tiên, năm cuối cùng thực hiện theo hướng dẫn Luật kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

>> Tham khảo: Thuế TNCN bán cổ phần: cách tính và thời điểm xác định thu nhập tính thuế.

Việc hạch toán theo kỳ kế toán thuế phải tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC như sau:

- Ngày hạch toán kế toán thuế được xác định là ngày hạch toán ghi sổ kế toán thuế vào Phân hệ kế toán thuế.

- Ngày thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế phải đảm bảo nguyên tắc ngay trong ngày phát sinh nghiệp vụ quản lý thuế hoặc chậm nhất là ngày liền kề tiếp theo ngày phát sinh nghiệp vụ quản lý thuế.

Trừ ngày nghỉ theo quy định thì ngày thu thập thông tin là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.

- Trường hợp trong thời gian lập báo cáo kế toán thuế phát sinh điều chỉnh các nghiệp vụ quản lý thuế đã được hạch toán vào kỳ kế toán thuế của năm trước, nếu thực hiện trước thời điểm đóng kỳ kế toán thuế thì được hạch toán điều chỉnh vào kỳ kế toán thuế của năm trước và xác định bằng thông tin năm kế toán quy định tại mục 2.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

- Sau thời điểm đóng kỳ kế toán thuế, việc điều chỉnh số liệu thuộc kỳ kế toán thuế của năm trước chỉ được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 27 và khoản 2, khoản 3 Điều 30 Thông tư 111/2021/TT-BTC.

Tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định về mở, đóng kỳ kế toán thuế như sau:

- Mở kỳ kế toán thuế là việc thiết lập trạng thái mở trên Phân hệ kế toán thuế kể từ ngày bắt đầu kỳ kế toán thuế nêu tại mục 2 đối với một kỳ kế toán thuế để thực hiện việc cập nhật dữ liệu thông tin đầu vào của kế toán thuế, cập nhật chứng từ kế toán thuế, hạch toán ghi sổ kế toán thuế hoặc sửa, xóa dữ liệu trên sổ kế toán thuế của Phân hệ kế toán thuế.

- Đóng kỳ kế toán thuế là việc thiết lập trạng thái đóng trên Phân hệ kế toán thuế đối với một kỳ kế toán thuế để không cập nhật dữ liệu thông tin đầu vào của kế toán thuế, không cập nhật chứng từ kế toán thuế, không sửa, xóa dữ liệu trên sổ kế toán thuế của Phân hệ kế toán thuế.

>> Tham khảo: Hướng dẫn lập công văn giải trình nộp chậm tờ khai thuế TNCN.

- Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.

+ Trường hợp thời điểm đóng kỳ kế toán thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày đóng kỳ kế toán là ngày làm việc tiếp theo liền kề của ngày nghỉ đó.

+ Trường hợp do nguyên nhân khách quan cần phải lùi thời điểm đóng kỳ kế toán thuế thì phải được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế.

Từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán thuế đến thời điểm đóng kỳ kế toán thuế, mọi số liệu điều chỉnh kế toán thuế được hạch toán theo thông tin năm kế toán được quy định tại mục 2, mục 3.

Từ thời điểm đóng kỳ kế toán đến trước khi báo cáo kế toán thuế được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thuế chỉ được điều chỉnh số liệu năm kế toán theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền hoặc điều chỉnh số liệu do cơ quan thuế phát hiện sai sót nếu được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế và hạch toán theo thông tin năm kế toán được quy định tại mục 2, mục 3.

>> Tham khảo: Thanh toán thuế thu nhập cá nhân vào ngân sách nhà nước.

- Các trường hợp sai sót số liệu kế toán không được điều chỉnh vào kỳ kế toán thuế theo thông tin năm kế toán nêu trên thì thực hiện hạch toán vào kỳ kế toán thuế của năm hiện tại và bổ sung thông tin năm ngân sách với giá trị “01” để làm cơ sở thuyết minh trên báo cáo kế toán thuế của năm hiện tại.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét