Lĩnh vực áp dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

áp dụng hóa đơn điện tử

Về việc xác định các lĩnh vực áp dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, các doanh nghiệp, tổ chức có thể tham khảo những thông tin tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 119.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý khi nào?

Tại Khoản 2 Điều 10, dự thảo có nêu rõ các lĩnh vực trên được xác định theo ngành kinh tế cấp 4 tại Danh mục hệ thống ngành kinh tế quốc dân ban hành kèm Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đáng chú ý là kinh doanh thương mại điện tử được xác định theo mã ngành bán lẻ đặt hàng qua internet, kinh doanh siêu thị theo mã ngành bán lẻ trong siêu thị, trong cửa hàng tiện lợi; kinh doanh thương mại theo mã ngành bán buôn, bán lẻ các mặt hàng.

Tuy nhiên, chỉ phù hợp về lĩnh vực kinh doanh chưa đảm bảo doanh nghiệp đó đủ điều kiện triển khai hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

Đi kèm với tiêu chí về lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đó còn phải là đơn vị không thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế hay đã thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Việc xác định các doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện rủi ro về thuế và phải chuyển đổi hình thức hóa đơn điện tử được thực hiện như sau:

- Tổng cục Thuế: xây dựng tiêu chí rủi ro trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; xây dựng quy trình nghiệp vụ và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng thông nhất trong toàn quốc nhằm đánh giá xác định các trường hợp có dấu hiệu rủi ro trong việc phát hành và sử dụng hóa đơn.

- Cơ quan thuế quản lý trực tiếp: căn cứ hướng dẫn nêu trên định kỳ trước ngày 05 hàng tháng, rà soát, kiểm tra thực tế, lập danh sách doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc loại rủi ro cao về thuế.

- Cục thuế: tổng hợp danh sách doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc loại rủi ro cao về thuế của Chi cục thuế và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc quản lý của Cục thuế.

- Cục trưởng Cục thuế: ngày 15 hàng tháng ban hành Quyết định kèm theo danh sách doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc loại rủi ro cao về thuế chuyến sang sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

>> Tham khảo: Cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp.

Quyết định này ghi rõ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác không được sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế mà phải chuyển sang sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

- Cơ quan thuế: công bố công khai “Danh sách doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc loại rủi ro cao về thuế thực hiện sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế” trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, đồng thời thông báo cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác biết.

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: dừng việc sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo thời hạn ghi trên quyết định của cơ quan thuế kể từ ngày nhận được quyết định của Cục trưởng Cục thuế và thực hiện đăng ký với cơ quan thuế trực tiếp để chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong 24 tháng hoạt động liên tục.

Sau thời gian 24 tháng, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được chuyển sang sử dụng hoá đơn điện tử không mã nếu được cơ quan thuế xác định không thuộc trường hợp rủi ro, đáp ứng được điều kiện sử dụng hoá đơn điện tử không mã, và có đề nghị thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP gửi cơ quan thuế.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và đăng ký chuyển dữ liệu trực tiếp đến cơ quan thuế theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đồng thời doanh nghiệp cần chuẩn bị đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và thông báo cho Tổng cục Thuế để phối hợp kết nối.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đăng ký chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế được cơ quan thuế ra thông báo chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thì cần phối hợp với Tổng cục Thuế để kiểm thử kết nối.

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế nhận được đề nghị của doanh nghiệp, tổ chức, Tổng cục Thuế sẽ phối hợp kiểm thử kết nối, truyền nhận dữ liệu.

Trường hợp kết quả kiểm thử kết nối, truyền nhận dữ liệu thành công thì doanh nghiệp, tổ chức thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế theo quy định.

Hiện nay, cách gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử qua mạng nhanh chóng, chính xác nhất 2020 chính là doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đủ hồ sơ thông báo phát hành và nộp đúng cách.

Một bộ hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử qua mạng đầy đủ sẽ bao gồm:

- Thông báo phát hành hóa đơn theo Mẫu TB01/AC (ban hành theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC). Cần có thêm 01 bản ở ở định dạng XML.

>> Tham khảo: Quy định về thuế TNCN hợp đồng thời vụ.

- Hóa đơn mẫu (do nhà phân phối phần mềm hóa đơn điện tử cung cấp).

- Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử ( Mẫu số 1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC). Bản này phải được SCAN rồi đưa chung vào 01 bản ở định dạng word (.doc).

- Sau khi đã có đủ bộ hồ sơ thì bạn sẽ tiến hành cách gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử trực tuyến.

Kết luận

Để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp liên hệ ngay cho chúng tôi trong thời gian sớm nhất!

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
 

0 Comments:

Đăng nhận xét