Tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 32/2011/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành đã quy định rất rõ các điều kiện yêu cầu với một tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử:
- Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
>> Tham khảo: Quy định về kê khai hóa đơn đầu ra mà doanh nghiệp cần nắm rõ.
- Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử.
- Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định.
- Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
- Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.
- Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm:
+ Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
+ Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố: đảm bảo sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu.
Hoá đơn điện tử được đưa vào sử dụng từ năm 2011 theo Thông tư 32/2011/TT-BTC, sau 7 năm, loại hình hoá đơn này đã và đang khẳng định được sự vượt trội của mình so với hoá đơn giấy truyền thống.
- Có độ an toàn, chính xác cao
Hoá đơn điện tử xác thực có nhiều lợi ích, trong số đó không thể không nhắc tới độ an toàn, chính xác gần như tuyệt đối của hoá đơn điện tử xác thực.
Đây là loại hoá đơn có mã xác thực của cơ quan thuế, vì thế hoá đơn này không thể làm giả.
>> Tham khảo: Hướng dẫn tra cứu biên lai điện tử.
Trong khi hoá đơn giấy viết tay thường dễ xảy ra sai sót như: viết sai tên, tuổi, địa chỉ, mã số thuế, đơn giá….gây ra những phiền toái không đáng có.
Việc xử lý những sai sót này cũng rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Hoá đơn điện tử đảm bảo độ an toàn, chính xác gần như tuyệt đối
- Không còn nỗi lo bị thất lạc hoá đơn
Theo Thông tư 176/2016/TT-BTC, kể từ ngày 15/12/2016 trường hợp làm mất hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có thể bị phạt đến 08 triệu đồng.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Việc hóa đơn giấy bị thất lạc rất dễ rảy xa và gây không ít phiền phức cho cả nhà cung cấp và khách hàng.
Hóa đơn điện tử được chuyển và lưu trữ trên trên máy tính nên việc bị mất, cháy, hỏng là không có.
Trong khi hóa đơn giấy phải được gửi qua đường bưu điện hoặc các đơn vị vận chuyển khác nên những rủi ro mang lại là điều không tránh khỏi.
- Hóa đơn điện tử giúp giảm thiểu thủ tục
Theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giấy phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý; hạn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý I là 30/4, quý II là 30/7, quý III là 30/10 và quý IV là 30/1 của năm sau.
>> Tham khảo: Nội dung không bắt buộc trên hóa đơn điện tử.
Tuy nhiên, khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp không cần phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn vì mọi thông tin đều đã được Tổng cục Thuế lưu trữ qua hệ thống phần mềm. Kế toán doanh nghiệp giảm bớt được một đầu mục công việc mỗi quý.
Kết luận
Để được tư vấn và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét