Lợi ích của hóa đơn điện tử xác thực với nền kinh tế

Hóa đơn điện tử xác thực

Theo như Quyết định 1209/2015/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành thì hóa đơn điện tử xác thực hay hóa đơn điện tử có mã xác thực là một loại hóa đơn được cấp mã xác thực và số xác thực thông qua hệ thống xác thực của cơ quan thuế.

>> Tham khảo: Hướng dẫn kê khai thuế với chi nhánh kinh doanh.

Mã xác thực và số xác thực là chuỗi ký tự được mã hoá và được cung cấp bởi hệ thống xác thực hoá đơn của Tổng cục Thuế dựa trên các thông tin hoá đơn bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Hóa đơn điện tử xác thực sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều loại chi phí như:

- In ấn.

- Vận chuyển.

- Bảo quản.

- Lưu trữ và quản lý hóa đơn.

Những doanh nghiệp phân phối, phải xuất nhiều hóa đơn trong ngày sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ hình thức quản lý với hóa đơn điện tử. Từ đó giảm được chi phí chung cho toàn xã hội.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Hóa đơn xác thực được tạo lập, phát hành, thông báo, sử dụng theo quy định như hóa đơn giấy, được Tổng cục Thuế cấp số hóa đơn xác thực và mã xác thực, do vậy có giá trị pháp lý như hóa đơn giấy do doanh nghiệp tự in hoặc do cơ quan Thuế in.

Thông qua mã xác thực trên hóa đơn, doanh nghiệp (khách hàng) có thể tra cứu, kiểm tra được thông tin của hóa đơn. Số hóa đơn xác thực là số định danh duy nhất, không bị trùng lặp.

Giải pháp quản lý chứng từ kế toán này giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng kẻ xấu làm giả hóa đơn của doanh nghiệp vì để lập được hóa đơn, cần phải có chữ ký điện tử ký trên hóa đơn.

Chữ ký điện tử này lại do các tổ chức có uy tín và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam cung cấp cho doanh nghiệp.

Muốn sử dụng hóa đơn điện tử có mã, các tổ chức, doanh nghiệp phải thuộc những trường hợp quy định sau:

– Là tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

– Là tổ chức, doanh nghiệp thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế.

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp.

– Là các hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ khoảng 3 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng; có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

– Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu thì cũng được áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định pháp luật.

Với những tổ chức, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sai sót sau khi cấp thì sẽ tiến hành xử lý theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

– Với trường hợp hóa đơn điện tử có mã bị sai sót nhưng chưa gửi cho bên mua thì bên bán cần tiến hành thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.

– Với trường hợp hóa đơn điện tử có mã bị sai sót và đã gửi cho bên mua thì bên bán và bên mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, hoặc lập thông báo về sai sót này. Tiếp đó, bên bán cần thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

– Với trường hợp cơ quan thuế là người phát hiện sai sót thì cơ quan thuế sẽ thông báo cho bên bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP để bên bán chủ động kiểm tra và khắc phục sai sót.

Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ trong thời gian 12 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP gồm:

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Tổng cục Thuế thực hiện hoặc ủy thác cho tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ cho các đối tượng nêu trên.

>> Tham khảo: Tổng hợp một số quy định quan trọng về miễn thuế TNDN.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp quy định thì:

Khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thực hiện trả tiền dịch vụ theo Hợp đồng ký giữa các bên.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
  

0 Comments:

Đăng nhận xét