Để tránh mắc phải những rắc rối về mặt pháp lý, trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế cần gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo cần có các nội dung:
- Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế;
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;
- Lý do tạm ngừng kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh, của chủ hộ kinh doanh.
Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.
>> Tham khảo: Nội thuế điện tử: Vì sao doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức này?
Như vậy, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không được phép thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đồng nghĩa với việc sẽ không được xuất hóa đơn.
Trường hợp cần xuất hóa đơn để giải quyết hàng hóa còn tồn đọng, doanh nghiệp phải thông báo với bên Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng cơ quan Thuế để thực hiện khai thuế.
Hóa đơn của đơn vị tạm ngừng kinh doanh sẽ rơi vào 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp chưa kê khai khấu trừ thuế GTGT
Trường hợp doanh nghiệp chưa làm kê khai khấu trừ thuế GTGT, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo cho doanh nghiệp để nắm được và tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT
Đối với trường hợp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT, cơ quan thuế sẽ thực hiện kiểm tra một số nội dung:
- Kiểm tra, xác minh đối với hàng hóa, dịch vụ: Hợp đồng mua – bán; địa điểm giao nhận; các hình thức giao nhận hàng hóa; các chi phí khi vận chuyển và quan trọng nhất là chủ sở hữu và xuất xứ của hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa).
- Kiểm tra, xác minh thanh toán: Ngân hàng giao dịch; hình thức thanh toán; đối tượng nạp tiền và số lần thực hiện giao dịch.
>> Tham khảo: Khi nào phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân?
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét