Hóa đơn giấy là loại hóa đơn được cơ quan thuế đặt in hoặc do doanh nghiệp tự in (nếu đáp ứng đủ điều kiện được tự in hóa đơn) để sử dụng, bao gồm các trường thông tin được liệt kê sẵn, doanh nghiệp sẽ điền đầy đủ thông tin trên hóa đơn này khi phát sinh giao dịch bán hàng.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Vậy so với hóa đơn giấy thông thường, hóa đơn điện tử chuyển đổi có điểm gì khác:
- Thứ nhất: Ký hiệu trên hóa đơn: Nếu số seri trên hóa đơn giấy là VC/15P thì trên hóa đơn chuyển là VC/15E
- Thứ hai: Chữ ký trên hóa đơn: Chữ ký trên hóa đơn giấy sử dụng chữ viết tay, trong khi hóa đơn điện tử dùng chữ ký số.
- Thứ ba: Liên hóa đơn: Hóa đơn giấy có liên 2, liên 3 và nội dung trên các liên phải giống hệt nhau. Hóa đơn điện tử không có liên.
- Thứ tư: Hóa đơn chuyển đổi có dòng chữ: “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”.
Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử chuyển đổi tương tự với quy định cũ tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Cụ thể, hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử không có giá trị pháp lý, chỉ có giá trị lưu trữ để ghi sổ và theo dõi.
>> Tham khảo: Các tiêu thức quan trọng trên hóa đơn VAT.
Nghĩa là hóa đơn điện tử chuyển đổi không có hiệu lực trong thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế.
Vì không có giá trị pháp lý nên hóa đơn điện tử chuyển đổi không cần đóng dấu và cũng không cần có đầy đủ chữ ký của người bán, người mua.
Khi muốn tạo và sử dụng hóa đơn chuyển đổi một cách hợp pháp, bạn và doanh nghiệp bắt buộc phải quan tâm tới quy định ký hiệu với hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy. Ký hiệu đối với các hóa đơn chuyển đổi sang hóa đơn giấy sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi sẽ bao gồm đầy đủ các thông tin sau:
- Dòng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”.
- Họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi.
- Thời gian chuyển đổi.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Theo Điều 7, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy, doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi cần nắm vững một số nội dung sau:
Khi nào được chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy?
Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn giấy, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế quản lý, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra và theo quy định pháp luật về thanh tra, điều tra.
Điều kiện chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy:
“Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.”
>> Tham khảo: Tìm hiểu về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy có giá trị pháp lý không?
“Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.”
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét