Hiện nay, để làm việc quyết toán thuế bảo vệ môi trường được thực hiện nhanh chóng, chính xác, các đơn vị kinh doanh phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để kê khai.
1. Trường hợp nhập khẩu than
Căn cứ vào quy định hiện hành thì trường hợp nhập khẩu than nguyên khai có hàm lượng than antraxit thì người nộp thuế phải tiến hành kê khai riêng lượng than antraxit nhập khẩu và nộp thuế bảo vệ môi trường theo đúng mức quy định đối với than antraxit.
Trường hợp có sai sót số lượng thì người nộp thuế được kê khai bổ sung, điều chỉnh. Nếu cố tình khai sai thì đơn vị kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.
Nếu khối lượng thực tế than antraxit nhập khẩu khác với đã kê khai khi nhập khẩu thì người nộp thuế phải kê khai bổ sung, điều chỉnh.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Trường hợp quyết toán thuế BVMT với tổ chức, cá nhân sản xuất túi ni lông và thiết bị điện lạnh có chứa HCFC
Trường hợp này khi khai thuế bảo vệ môi trường sẽ phải căn cứ tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sản xuất và các tài liệu hồ sơ liên quan để kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường đúng quy định.
Các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh có hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế so với thời hạn quy định từ 1-10 ngày, nếu có tình tiết giảm nhẹ, sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo.
Trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá so với thời hạn quy định từ 1-30 ngày thì sẽ bị phạt tiền là 700.000 đồng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, đơn vị nộp thuế sẽ bị phạt tối thiểu là 400.000 đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng, mức phạt tối đa sẽ là 1.000.000 đồng.
Với một số trường hợp đặc biệt, khi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế, người nộp thuế có thể phải chịu phạt 1.400.000 đồng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tối thiểu sẽ là 800.000 đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng, mức phạt tối đa sẽ là 2.000.000 đồng. Quy định này được áp dụng với các trường hợp cụ thể sau:
– Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế hay thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định trên 30 ngày.
– Người nộp thuế không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế dù có sai sót.
– Người nộp thuế không nộp hồ sơ đăng ký thuế khi không phát sinh số thuế phải nộp.
>> Tham khảo: Quyết toán thuế TNCN với người nước ngoài.
3. Trường hợp quyết toán thuế BVMT với xăng, dầu, mỡ nhờn, gọi chung là xăng dầu
Với trường hợp này, cách quyết toán thuế sao cho đúng sẽ phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thuế:
– Nếu là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thì khi kê khai cần tiến hành đăng ký, kê khai rồi nộp thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách Nhà nước tại cơ quan thuế địa phương nơi doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng. Cụ thể về các doanh nghiệp này bạn có thể tham khảo Khoản Mục b1, Khoản 4, Điều 15 của Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
– Nếu là các đơn vị xăng dầu nhập khẩu về sử dụng cho mục đích khác, không phải để kinh doanh xăng dầu (trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không có đăng ký kinh doanh xăng dầu); dầu nhờn, mỡ nhờn được đóng gói riêng khi nhập khẩu kèm với vật tư, phụ tùng cho máy bay hoặc kèm với máy móc thiết bị thì khi quyết toán thuế cần phải kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường tại cơ quan hải quan.
Căn cứ vào Điều 8 của Thông tư số 166/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định rất chi tiết về mức xử phạt đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế.
Đối với các trường hợp người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên bảng kê hóa đơn, hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế thì sẽ bị phạt tiền ở mức 700.000 đồng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thù mức phạt tối thiểu sẽ là 400.000 đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa sẽ là 1.000.000 đồng.
Đối với các trường hợp người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên hóa đơn, chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế thì sẽ bị phạt tiền ở mức 1.050.000 đồng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tối thiểu sẽ là 600.000 đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng thù mức phạt tối đa không quá 1.500.000 đồng.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Đối với các trường hợp người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế thì sẽ bị phạt tiền ở mức 1.400.000 đồng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tối thiểu sẽ là 800.000 đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng thù mức phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng.
Đối với một số trường hợp đặc biệt, khi người nộp thuế vi phạm quyết toán thuế bị phạt có thể lên tới 2.100.000 đồng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mức phạt tối thiểu là 1.200.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng. Cụ thể:
– Người nộp thuế có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, Điều 12 và Khoản 7, Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC này.
– Người nộp thuế có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
4. Trường hợp quyết toán thuế BVMT đối với than khai thác và tiêu thụ nội địa
Trong khai thác than và tiêu thụ, tùy từng trường hợp cụ thể để áp dụng cách quyết toán thuế:
– Nếu là than do Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) quản lý và giao cho các đơn vị thành viên khai thác, chế biến và tiêu thụ thì việc kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện như sau:
- Hàng tháng, các Công ty làm đầu mối tiêu thụ than của Vinacomin phải tiến hành phân bổ số thuế bảo vệ môi trường cần nộp cho các địa phương – nơi có than khai thác tương ứng với sản lượng than thu mua của các Công ty sản xuất khai thác than tại địa phương. Đồng thời, các Công ty làm đầu mối tiêu thụ than của Vinacomin phải lập Biểu tính thuế bảo vệ môi trường theo mẫu số 01-1/TBVMT.
- Các công ty đầu mối tiêu thụ than phải kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường cho toàn bộ số thuế bảo vệ môi trường phát sinh đối với than khai thác và tiêu thụ nội địa theo mẫu tờ khai số 01/TBVMT và mẫu phụ lục số 01-1/TBVMT để gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp công ty đầu mối; gửi 01 bản phụ lục số 01-1/TBVMT lên cơ quan thuế quản lý công ty khai thác.
- Căn cứ số thuế bảo vệ môi trường được tính nộp cho từng địa phương trên phụ lục số 01-1/TBVMT trong kỳ tính thuế, công ty đầu mối tiêu thụ than phải lập chứng từ nộp thuế BVMT lên địa phương – nơi đặt trụ sở chính (khi có phát sinh thuế phải nộp), và các địa phương nơi khai thác than.
– Nếu là các cơ sở sản xuất, kinh doanh than khác thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường tại cơ quan thuế địa phương nơi khai thác để hoàn thành việc quyết toán thuế.
– Nếu là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ lẻ thì để hoàn thành quyết toán thuế cần phải tiến hành kê khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế trực thuộc.
Kết luận
Mọi thắc hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
0 Comments:
Đăng nhận xét