Thông tư 68/2019/TT-BTC được Bộ Tài chính đã được ban hành ngày 30/09/2019 quy định rất chặt chẽ và đầy đủ về cách giải quyết đối với những sai sót trên hóa đơn có mã và không có mã của Cơ quan Thuế. Hãy cùng Doanh nghiệp 4.0 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Làm sao để xử lý các sai sót đối với hóa đơn có mã và không có mã?
1. Định nghĩa
1.1.Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế
Đây là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
1.2. Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế
Về định nghĩa, đây là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
2. Cách xử lý sai sót được nêu rõ trong Thông tư 68/2019/TT-BTC
2.1. Đối với hóa đơn có mã
Điều 9, Thông tư 68/2019/TT-BTC đã quy định rằng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế sẽ ngừng cấp với các trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
- Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế.
- Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế.
- Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2.2. Đối với hóa đơn không có mã
Điều 15, Thông tư 68/2019/TT-BTC đã quy định cách xử lý sai sót đối với hóa đơn không có mã của Cơ quan Thuế như sau: Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế không lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua nếu thuộc 1 trong 7 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (đã nêu ở phần trên).
Bên cạnh đó, Khoản 2, Điều 15 của thông tư này cũng đã chỉ rõ một số trường được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:
- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tạm ngừng kinh doanh cần có hóa đơn điện tử giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh có văn bản thông báo với cơ quan thuế được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử.
Kết luận
Bài viết đã điểm qua những quy định về xử lí sai sót đối với hóa đơn có mã và hóa đơn không mã. Hi vọng, bài viết của Doanh nghiệp 4.0 giúp ích được cho quý độc giả.
Nguồn tham khảo theo: einvoice.vn
0 Comments:
Đăng nhận xét